banner vietcomtoday.com

Cẩm Nang

    Ngày đăng: 17/08/20 11:15

Tìm hiểu về chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt

    Chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt đều là 2 đơn hàng thuộc lĩnh vực công xưởng. Tuy nhiên, khác với đơn chế biến thực phẩm y tế, thì 2 ngành này ưu tiên tuyển lao động là nam giới.

Sự khác biệt giữa đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt

Chế biến thực phẩm gia nhiệt

tim hieu ve che bien thuc pham gia nhiet va khong gia nhiet

Đứng máy hút chân không sản phẩm xúc xích

Hai từ “gia nhiệt” chắc hẳn sẽ khiến bạn nghĩ ngay đến một công việc liên quan đến nhiệt độ, như trực tiếp nấu ra các sản phẩm ăn liền bán trong siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi,...

Trên thực tế, công việc của đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt sẽ liên quan đến quy trình máy móc là chính. Ví dụ như: quản lý dây chuyền sản xuất thực phẩm, quản lý máy trộn gia vị khâu đầu vào, điều khiển máy cắt máy rong biển; hoặc  kiểm tra chất lượng hàng hóa đầu vào, đầu ra.  

Vì là công việc liên quan đến máy móc, nên các bạn nam sẽ phù hợp với những ngành này. Ngoài ra, yếu tố thể lực cũng là một phần quyết định đến hiệu suất công việc, vì thế, doanh nghiệp tiếp nhận sẽ ưu tiên các bạn nam có điều kiện sức khỏe tốt.

Chế biến thực phẩm không gia nhiệt

tim hieu ve che bien thuc pham gia nhiet va khong gia nhiet

Chế biến thực phẩm không gia nhiệt 

Nếu các đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt chủ yếu liên quan đến máy móc, thì chế biến thực phẩm gia nhiệt lại thiên về yếu tố “chân tay” hơn. Công việc chính của đơn hàng này là sơ chế hải sản, cắt khúc, tẩm ướp gia vị ; gia công xử lý các loại thịt, đóng gói,....

Môi trường làm việc của ngành chế biến thực phẩm không gia nhiệt là 100% trong nhà xưởng, nhiệt độ mát mẻ (chỉ khoảng 20 - 25 độ C). 

Mức lương của đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt

Lương cơ bản hàng tháng

tim hieu ve che bien thuc pham gia nhiet va khong gia nhiet

Lương cơ bản ngành chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt khá cao

So với mức lương chung của ngành thực phẩm tại Nhật Bản, thì 2 đơn hàng này thuộc tầm trung (tức, khoảng 33 - 35 triệu vnđ/ tháng). Ngoài ra, tùy vào từng tỉnh, thành phố làm việc mà mức lương cơ bản của bạn sẽ có sự chênh lệch. 

Bởi vì, lương cơ bản của ngành hàng sẽ căn cứ theo mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường làm việc và mức lương vùng tối thiểu. Vì thế, cứ tỉnh nào có tốc độ đô thị nhanh, vùng thành phố sẽ có mức lương cao hơn.

Ví dụ, bạn làm việc tại thủ đô Tokyo thì lương sẽ khác với lương khi làm việc tại Hokkaido hoặc Chiba,....

Tăng lương bằng cách đăng ký làm thêm giờ 

Đối với thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, việc đăng ký làm thêm giờ hoặc làm part-time tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng combini,... là điều “tất lẽ dĩ ngẫu”. 

Nhật Bản là một nước có chi phí sống rất đắt đỏ, đặc biệt là các thành phố lớn như: Tokyo, Osaka,... nên so với mức lương khoảng 35 triệu/ tháng, bạn còn phải chi trả cho tiền thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm, tiền sinh hoạt phí,... Tính ra, mỗi tháng, bạn có thể sẽ tiêu hết khoảng 12- 15 triệu/ tháng.

Do đó, nhiều bạn sẽ chọn cách đi làm thêm hoặc đăng ký tăng ca tại phân xưởng để có thêm thu nhập. Tiền lương làm thêm giờ là tối thiểu 120% so với lương cơ bản, nhưng bạn chỉ được phép làm tối đa 4h/ ngày. Như vậy, nếu bạn chăm chỉ làm thêm thì có thể kiếm được đến 20 - 23 triệu vnđ/ tháng.

Ngoài ra, các chế độ phúc lợi ở Nhật Bản khá tốt, cụ thể: thời gian làm việc 5 ngày/ tuần; 8h/ ngày; đóng bảo hiểm đầy đủ,...

Đây là quyền lợi chung mà tất cả các lao động đang làm việc tại Nhật Bản đều được hưởng, bất kể là người bản địa hay ngoại quốc.

Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc chi tiết hơn là ngành chế biến thực phẩm gia nhiệt, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0989 25 51 51 để được tư vấn kỹ nhất. 

Tư vấn trực tuyến

    Hotline: 0989 25 51 51

Thống kê

Tổng truy cập

1.653.794

Đang xem

20

    Phản hổi - Đánh giá